Chóng mặt ở người cao tuổi là như thế nào?

Chóng mặt là một triệu chứng của rối loạn chức năng tiền đình và được mô tả là cảm giác chuyển động, thường nhất là cảm giác quay. Chóng mặt có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, tuy nhiên xảy ra thường xuyên nhất là ở người cao tuổi và gây ra các biến chứng nguy hiểm.

1.Mở đầu:

Chóng mặt chiếm tỉ lệ 15-35% dân số chung, các than phiền về thăng bằng đi kèm chóng mặt bao gồm đi không vững( 68%), khó khăn đi trên bề mặt không bằng phẳng( 55%), chóng mặt kéo dài khi thay đổi hướng đi( 30%), và ngất xỉu( 30%)

Chóng mặt ảnh hưởng tới các nam giới và nữ giới, tuy nhiên tỉ lệ nữ giới mắc bệnh cao hơn( 18% và 21%).

Chóng mặt ở người cao tuổi
Chóng mặt ở người cao tuổi

2. Chuẩn đoán:

  • Chóng mặt thực sự: là cảm giác xoay tròn, tăng lên khi thay đổi tư thế. Chóng mặt này liên quan đến tổn thương hệ thống tiền đình ngoại biên và trung ương.
  • Chóng mặt kiểu tiền ngất: là cảm giác tối sầm và muốn xỉu khi thay đổi tư thế hoặc tự phát. Chóng mặt này liên quan đến thiếu máu não toàn bộ hoặc thiếu năng lượng trong các bệnh lý thiếu máu hoặc hạ đường huyết.
  • Chóng mặt kiểu mất thăng bằng: mất cảm giác vị thế cơ thể trong không gian nên người bệnh có dáng bộ và động tác không chính xác khi đi lại và dễ bị té. Chóng mặt này liên quan đến mất chức năng tiểu não.
  • Chóng mặt kiểu choáng váng đầu: là cảm giác đong đưa không vững khi đang ngồi yên hoặc đứng yên làm cho người bệnh rất lo âu khi làm việc hoặc sinh hoạt. Chóng mặt này liên quan đến sự mệt mỏi của các tế bào thần kinh do hậu quả của các rối loạn bệnh lý trong cơ thể như rối loạn điện giải, hoặc mất ngủ, căng thẳng lo âu.

3. Những thói quen sinh hoạt giúp hạn chế tình trạng chóng mặt

Bạn sẽ có thể kiểm soát chóng mặt nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Bạn có thể sẽ bị mất khả năng thăng bằng, vì vậy hãy cẩn thận khi đi lại;
  • Tránh thay đổi tư thế quá đột ngột, nếu triệu chứng quá nặng bạn có thể chống gậy để hỗ trợ;
  • Tránh đặt những đồ vật dễ gây vấp ngã trong nhà;
  • Khi cảm thấy chóng mặt, bạn hãy ngồi xuống hoặc nằm xuống ngay lập tức;
  • Tránh lái xe hoặc vận hành máy móc nếu bạn thường xuyên bị chóng mặt;
  • Tránh uống cà phê, rượu, tránh ăn nhiều muối và tránh hút thuốc lá;
  • Uống đủ nước, thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, ngủ đủ giấc và tránh để bị stress;
  • Tìm hiểu về các tác dụng phụ của loại thuốc bạn đang uống;
  • Nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát và uống đủ nước, nếu có thể bạn nên uống loại nước cung cấp chất điện giải.

Tham khảo thêm: Đau đầu chóng mặt nên ăn gì?

4. Kết luận:

Chóng mặt là những than phiền phổ biến ở người cao tuổi, với việc té ngã là một biến chứng thường xuyên và có thể nghiêm trọng.  Bệnh nhân cao tuổi dễ bị té ngã hơn có thể là hậu quả của những thay đổi sinh lý liên quan đến tuổi tác và tỷ lệ mắc các bệnh đi kèm cao hơn có thể dẫn đến hoa mắt, chóng mặt và mất thăng bằng. Nguyên nhân gây chóng mặt trong cộng đồng rất đa dạng, nên việc quản lý nó nên được tùy chỉnh và cá nhân hóa theo bệnh sử và đặc điểm lâm sàng của từng bệnh nhân.

Tham khảo thêm: Sản phẩm tại Fresh Life