Dạng viên sủi và dạng viên nén mặc dù có cùng công dụng như nhau, tuy nhiên dạng viên sủi vẫn được ưa chuộng hơn. Vậy có phải viên sủi tác dụng nhanh hơn viên nén? Cùng đọc và tìm hiểu những thông tin sau để có kết quả chính xác nhất nhé!
1. Dạng viên sủi là như thế nào?
Dạng sủi là 1 dạng bào chế tương tự viên nén cứng nhưng khi sử dụng phải hòa tan 1 lượng nước nhất định và đợi cho viên sủi bọt tan hoàn toàn trong nước mới uống. Viên sủi có thể cải thiện 1 số bệnh thông thường như:
- Thuốc sủi có chứa paracetamol (hay acetaminophen): Được dùng để hạ sốt, giảm đau trong các bệnh như cảm cúm, cảm lạnh, viêm đường hô hấp,… Thuốc có thể kết hợp với thành phần codein để nhằm tăng hiệu quả giảm đau.
- Thuốc dạng sủi có chứa vitamin và khoáng chất thường được người dùng tự ý mua về để bổ sung canxi, vitamin, cải thiện sức khỏe..
2. Vậy có phải viên sủi có tác dụng nhanh hơn viên nén?
Mặc dù viên sủi có công dụng tương tự viên nén, tuy nhiên viên sủi lại được ưa chuộng hơn, vì lí do dễ sử dụng, hương vị cũng dễ uống. Tuy nhiên khi sử dụng viên sủi người dùng cần nắm được những thông tin cơ bản để tránh quá liều hay làm tăng các bệnh mãn tính.
VD: một dạng viên sủi thường xuyên bị lạm dụng đó là vitamin C. Lượng vitamin C cần bổ sung hàng ngày đó là 60-100mg, nhưng nếu uống vitamin C liều cao thì chỉ cần 1000mg thì chỉ cần 1 viên là đủ. Tuy nhiên nhiều người lại bổ sung quá mức dẫn tới bị loét tiêu hóa, sỏi thận,..
3. Những bệnh lí không nên dùng viên sủi
- Bệnh tăng huyết áp:Đối với người bị tăng huyết áp đang uống thuốc thường xuyên thì không được uống thuốc viên sủi hạ sốt, giảm đau hay bổ sung vitamin.Nguyên nhân do dạng viên sủi bao gồm một số chất tạo sủi như natri bicacbonat hoặc natri bicarbonat và vitamin C. Khi bỏ viên sủi vào trong nước sẽ xảy ra phản ứng hóa học giữa acid và chất kiềm tạo thành muối ăn và các bọt khí CO2 trong dung dịch thuốc. Như vậy, viên sủi cho vào nước sẽ tạo ra thành phần muối ăn sẽ gây tăng huyết áp đối với những người đã có sẵn bệnh lý này.
- Suy thận: Người bị suy thận thường phải ăn nhạt hơn bình thường, khi suy thận bị phù còn phải ăn nhạt hoàn toàn. Vậy nên không được sử dụng viên sủi vì sau quá trình thuốc sủi bọt sẽ hình thành một lượng muối ăn và lượng muối này sẽ khiến bệnh nặng thêm.
Tham khảo thêm: Top 5 viên sủi thanh nhiệt tốt cho sức khỏe
4. Lưu ý khi dùng viên sủi
Để dùng viên sủi an toàn, đạt được hiệu quả tốt người dùng cần tuân thủ một số vấn đề sau đây:
- Chỉ sử dụng viên sủi khi còn nguyên viên, còn nếu là viên sủi dạng bột phải còn nguyên vỏ thiếc, nếu vỏ rách hoặc thuốc bị ẩm mốc thì phải vứt bỏ.
- Chỉ uống sau khi thuốc đã tan hoàn toàn trong nước, không được trực tiếp đưa thuốc vào miệng để uống và không được bẻ nhỏ viên sủi.
- Viên sủi có thể gây cảm giác bụng ậm ạch do có nhiều hơi, táo bón hoặc tiêu chảy, vì thế không nên dùng thuốc dạng sủi sau khi đã uống các loại nước có gas.