Top 5 những căn bệnh xương khớp phổ biến nhất tại Việt Nam

Bệnh xương khớp là một bênh lý khá phổ biến, thường trên độ tuổi 40 hay mắc phải, có thể do tuổi tác thay đổi, nội tiết, sai tư thế, tính chất công việc đều dẫn tới đau xương khớp. Hãy cùng Fresh Life tìm hiểu một số bệnh xương khớp phổ biến ở Việt Nam nhé!

1.Thoái hóa khớp

1.1 Thoái hóa khớp là gì?

Theo thống kê, ở Việt Nam, 60% người độ tuổi trên 65 và 80% người độ tuổi trên 85 đều bị thoái hóa khớp. Thoái hóa khớp là tình trạng khớp bị rối loạn mạn tính làm tổn thương sụn và các mô xung quanh khớp. Sụn khớp vốn được xem là lớp đệm bao phủ bề mặt xương, có chức năng bảo vệ, giảm ma sát trong khớp và đóng vai trò như một “bộ giảm xóc” trong cơ thể người.

Thoái hóa khớp

1.2 Nguyên nhân gây ra thoái hóa khớp

  • Nguyên nhân nguyên phát: tuổi tác cao dẫn tới cơ thể dần trở nên lão hóa, dẫn tới thoái hóa khớp. Tuổi càng lớn thì hàm lượng nước trong sụn khớp đang tăng dần nhưng protid giảm dần dẫn tới việc sụn khớp bắt đầu thoái hóa.
  • Nguyên nhân thứ phát: chấn thương, thừa cân béo phì, sử dụng khớp quá nhiều lần với tần suất cao, di truyền, ảnh hưởng của các bệnh xương khớp khác,…

1.3 Triệu chứng gây ra thoái hóa khớp

  • Đau nhức; khi vận động hoặc sau vận động, bạn thấy khớp có thê sẽ bị đau. Cơn đau sẽ âm ỉ hoặc biến mất khi bạn không hoạt động. Nếu không điều trị kịp thời, các cơn đau sẽ nặng vào kéo dài hơn.
  • Cứng khớp: bạn sẽ dễ dàng nhận thấy điều này khi vừa ngủ dậy, hoặc lâu không vận động, Khi bạn di chuyển, sẽ có những tiếng khớp kêu lộp cộp hoặc lách cách khi cử động.
  • Teo cơ, sưng tấy: thoái hóa khớp kéo dài dẫn tới tình trạng sưng tấy làm biến dạng các khớp, nếu không vận động lâu dài sẽ dẫn tới teo nhỏ khớp lại.

1.4 Phương pháp điều trị

  • Điều trị không dùng thuốc: bệnh nhân sẽ được hướng dẫn giảm cân, nếu bị thừa cân, hướng dẫn phương pháp tập luyện chống thoái hóa khớp, điều trị vật lý trị liệu để giảm đau, điều trị các đau gân và cơ kết hợp
  • Điều trị dùng thuốc: thuốc chống viêm giảm đau (đường uống, bôi tại chỗ, tiêm vào trong khớp gối), các thuốc chống thoái hóa khớp tác dụng chậm (Glucosamine sulfate và chondroitin sulfate, Diacerein, piascledine,…).
  • Điều trị phẫu thuật: điều trị dưới nội soi khớp (Cắt lọc, bào, rửa khớp), khoan kích thích tạo xương, cấy ghép tế bào sụn, mổ thay khớp.

2. Viêm khớp dạng thấp

2.1 Viêm khớp dạng thấp là gì?

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh lí mạn tính do rối loạn tự miễn do cơ thể gây nên, tổn thương trong viêm khớp dạng tháp là màng hoạt dịch khớp, gây sưng đau, cuối cùng có thể dẫn đến hủy xương và biến dạng khớp ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt hàng ngày.

Theo thống kê, tỉ lệ mắc bệnh khoảng 0.17-0.3% ở các nước châu Á, tại miền Bắc khoảng 0,28%. Bệnh thường phổ biến ở độ tuổi 20t-40t.

2.2 Nguyên nhân gây bệnh

Viêm khớp dạng thấp xảy ra khi hệ thống miễn dịch bị tấn công synovium – lớp màng của màng bao quanh khớp dẫn đến viêm kết quả làm dày synovium, cuối cùng có thể phá hủy sụn và xương trong khớp. Ngoài ra các gân và dây chằng giữ các khớp với nhau cũng bị giãn và suy yếu khiến cho khớp bị biến dạng và mất tính liên kết.

Yếu tố di truyền cũng có thể liên quan dù không trực tiếp gây ra bệnh nhưng cũng có thể khiến bạn nhạy cảm hơn với các yếu tố môi trường

2.3 Triệu chứng bệnh viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp bao gồm 4 giai đoạn sau:

  • Giai đoạn I: Viêm màng trên khớp dẫn đến sưng khớp và đau khớp. Các tế bào miễn dịch di chuyển đến vùng viêm dẫn đến số lượng tế bào tăng cao trong dịch khớp.
  • Giai đoạn II: Ở mức độ vừa phải, trong giai đoạn II này có sự gia tăng và làn truyền của viêm trong mô. Mô xương bắt đầu phát triển ảnh hưởng đến không gian khoang khớp và trên sụn, dần dần phá hủy sụn khớp và khớp bắt đầu thu hẹp do mất sụn.Trong giai đoạn này, thường không có dị dạng khớp,
  • Giai đoạn III: Đây là giai đoạn nặng. Sự mất đi sụn khớp trong các khớp bị tổn thương làm lộ xương dưới sụn. Bệnh nhân thường đau khớp, sưng tấy, hạn chế chuyển động, cứng khớp vào buổi sáng, suy nhược cơ thể, teo cơ, hình thành các nốt sẩn dị dạng.
  • Giai đoạn IV: Giai đoạn IV được gọi là giai đoạn cuối của bệnh viêm khớp dạng thấp. Ở giai đoạn này, quá trình viêm giảm đi và hình thành các mô xơ và xương chùng (xương kết hợp) dẫn đến việc ngừng chức năng khớp.

Viêm khớp dạng thấp hay gặp nhất đó là đau khớp và xơ cứng khớp thường xuyên gặp vào buổi sáng hoặc lúc lâu không vận động. Ngoài ra còn những triệu chứng khác như:  cảm giác như bỏng, mệt mỏi, chán ăn, nốt sần da,…

viêm khớp dạng thấp

2.4 Đối tượng hay bị viêm khớp dạng thấp

  • Giới tính: tỉ lệ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp của phụ nữ cao hơn đàn ông
  • Tuổi: xảy ra ở tất cả lứa tuổi nhưng thường hay diễn ra ở độ tuổi trung niên
  • Tiên sử gia đình
  • Hút thuốc
  • Béo phì

3. Thoát vị đĩa đệm

3.1 Thoát vị đĩa đệm là gì?

Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng một hay nhiều đĩa đệm nằm giữa các đốt sống lưng và cổ bị hư hại, trượt ra khỏi vị trí ban đầu gây chèn ép lên tủy sống và các dây thần kinh trong ống sống, dẫn đến tình trạng đau nhức và rối loạn cảm giác tại chỗ.

Trong đĩa đệm có cấu trúc sụn, là một khoang nằm giữa các đốt sống Mỗi đĩa đệm có hai phần, gồm bao sơ (mâm sụn) ở bên ngoài, cấu tạo từ các vòng sợi dai và nhân nhầy ở dạng keo nằm bên trong.

Bình thường, những đĩa này rất chắc, có vai trò như một gối đỡ đàn hồi giúp cột sống dẻo dai, thực hiện được các động tác cúi, ưỡn, xoay và nghiêng. Tuy nhiên, khi các đĩa đệm này bị tổn thương, lệch đĩa đệm, trượt đĩa đệm hoặc bị hư hại, vòng xơ sẽ bị mòn, rách, nhân nhầy thoát ra.

3.2 Nguyên nhân bị thoát vị đĩa đệm

  • Chấn thương cột sống sau tai nạn
  • Tai nạn lao động do thường xuyên mang vác nặng
  • Thoái hóa cột sống
  • Một số nguyên nhân khác: yếu tố di truyền, các bệnh lí bẩm sinh cột sống

3.3 Triệu chứng thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm

Tùy vào vị trí thoát vị ở cột sống cổ và thắt lưng mà người bệnh có biểu hiện khác nhau, trong đó đau lưng và tê bì tay chân là điển hình nhất.

Vị trí các cơn đau do thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ thường xuất hiện ở vùng cổ và vai gáy, chạy dọc xuống một hoặc cả hai cánh tay, ngón tay và bàn tay.

Còn ở cột sống lưng, người bệnh sẽ cảm thấy đau dữ dội ở vùng thắt lưng, cơn đau sẽ lan dần xuống hông và đùi, lan xuống cẳng chân, bàn chân và các ngón chân.

Đi kèm đó, người bệnh sẽ gặp tình trạng tê tay chân, lúc đầu chỉ có cảm giác như châm chích, kiến bò nhưng lâu dần các triệu chứng trở nặng khiến người bệnh khó đi lại và cầm nắm.

Tham khảo thêm: top những công ty thực phẩm chức năng tại Nam Định

3.4 Phương pháp điều trị

  • Dùng thuốc:một số loại thuốc giảm đau acetaminophen, thuốc chống viêm non steroid hoặc corticosteroid, giãn cơ, chống đau thần kinh… Cần lưu ý rằng những loại thuốc này có thể có tác dụng không mong muốn như chóng mặt, buồn nôn,… chính vì thế khi sử dụng những loại thuốc này cần có chỉ định của bác sĩ.
  • Vật lý trị liệu: cùng vói việc dùng thuốc, người bệnh có thể kết hợp dùng phương pháp vật lí trị liệu để cải thiện cơn đau. Tuy nhiên người bệnh không được tự ý tập luyện, khiến tổn thương trầm trọng hơn.
  • Phẫu thuật

4. Bệnh gai cột sống

4.1 Bệnh gai cột sống là gì?

Gai cột sống là tình trạng phát triển thêm của xương trên thân đốt, đĩa sụn hay dây chằng quanh khớp do đĩa sụn và xương bị thoái hóa, mặt xương khớp nhọn và gai mọc ra và chèn ép lên dây thần kinh gây ra đau.

4.2 Triệu chứng bệnh gai đốt cột sống

Gai đốt cột sống

  • Đau thường xuất hiện ở cổ, thắt lưng, đặc biệt là khi bệnh nhân đứng hoặc đi.
  • Trường hợp nặng thì đau tê ở cổ lan qua hai tay, cảm giác đau ở lưng, dọc xuống hai chân.
  • Đau tăng lên khi đi lại hay vận động nhiều. Cơn đau tăng khi cử động, giảm khi nghỉ do đó sẽ đưa tới giới hạn cử động ở các phần này.

4.3 Nguyên nhân bệnh gai đốt cột sống

  • Canxi tích tụ
  • Chấn thương cột sống
  • Viêm khớp mãn tính
  • Thoái hóa cột sống

5. Đau thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa là tình trạng đau từ mông xuống dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa.

đau thần kinh tọa

Nguyên nhân:

  • Thoát vị đĩa đệm: Đây là nguyên nhân thường gặp nhất, khối lồi ra của đĩa đệm làm đè ép vào dây thần kinh tọa gây đau.
  • Thoái hoá cột sống thắt lưng: Thoái hoá gây ra gai xương xâm lấn vào lỗ liên đốt cột sống, là nơi dây thần kinh tọa thoát ra khỏi cột sống, gai xương đủ lớn sẽ tác động tới dây thần kinh tọa mà gây đau. Đôi khi thoái hoá làm hẹp ống sống cũng là nguyên nhân gây đau.
  • Trượt đốt sống: Khi trượt đốt sống sẽ làm hẹp lỗ liên đốt cột sống gây tác động vào thần kinh tọa gây đau.

Tham khảo thêm: Những sản phẩm về xương khớp tại Fresh Life

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *