Tháp dinh dưỡng cân đối- bí quyết vàng cho sức khỏe

Dinh dưỡng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì sức khỏe cũng như phòng chống bệnh tật. Hãy cùng Fresh Life tìm hiểu nhé!

  1. Tháp dinh dưỡng là gì?

Tháp dinh dưỡng

Tháp dinh dưỡng là một mô hình ăn uống được mô phỏng theo hình một kim tự tháp, cung cấp thông tin về lượng thực phẩm trung bình tiêu thụ trong 1 tháng. Tháp được chia theo từng nhóm thực phẩm khác nhau biểu thị mức dinh dưỡng tiêu chuẩn.

2. Nguồn gốc của tháp dinh dưỡng

Trong bối cảnh giá lương thực tăng cao trong năm 1972, Ủy ban y tế và phúc lợi quốc gia Thụy Điển phát triển ý tưởng “thực phẩm cơ bản” trên hai tiếu chí rẻ và bổ dưỡng, và “thực phẩm bổ sung” để thêm vào chế độ dinh dưỡng còn thiếu từ các loại thực phẩm cơ bản.

Anna-Britt Agnsater, giám đốc của “bếp thử nghiệm” cho Kooperativa Forbundet (một chuỗi bán lẻ hợp tác của Thụy Điển), đã tổ chức một bài giảng vào năm tới về cách minh họa cho các nhóm thực phẩm này. Người tham dự Fjalar Clemes đã đề xuất một hình tam giác hiển thị các loại thực phẩm cơ bản theo từng tầng. Agnsater đã phát triển ý tưởng này thành kim tự tháp thực phẩm (tháp dinh dưỡng) đầu tiên, được giới thiệu cho công chúng vào năm 1974 trong tạp chí Vi của KF.

Tháp dinh dưỡng được chia thành các loại thực phẩm cơ bản tại các tầng: sữa, pho mát, bơ thực vật, bánh mì, ngũ cốc và khoai tây; một phần lớn rau và trái cây bổ sung; và trên đỉnh là thịt, cá và trứng. Tháp dinh dưỡng có nhiều ưu điểm hơn so với “vòng tròn chế độ ăn uống” của Hội đồng Quốc gia, mà KF thấy là có vấn đề giống như một chiếc bánh được chia thành bảy lát và không cho biết lượng thức ăn cần được ăn bao nhiêu

3. Tháp dinh dưỡng có tầm quan trọng như thế nào?

  • Giúp cải thiện thói quen ăn uống
  • Nhắc nhở bạn ăn uống lành mạnh

4. Một tháp dinh dưỡng cơ bản bao gồm những gì?

  • Nhóm chất bột đường: Nhóm này cung cấp tinh bột, nguồn năng lượng chủ yếu cho cơ thể, nó chiếm đến 60% – 65% năng lượng trong khẩu phần ăn của người lớn. Trung bình cứ 1g carbohydrat cung cấp 4 kcal.
  • Nhóm rau, củ, quả: Trong tháp dinh dưỡng, nhóm này cũng chiếm một tỷ lệ rất lớn, là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa cho cơ thể. Đồng thời chúng cung cấp một lượng lớn chất xơ và carbonhydrat.
  • Nhóm thực phẩm chứa đạm: Đây là nhóm nằm ở giữa của tháp dinh dưỡng, bao gồm cả đạm động vật và đạm thực vật. Đạm động vật phong phú, đa dạng từ thịt, cá, tôm, cua và các loại hải sản khác, ngoài ra còn có cả trứng, sữa, có vai trò cung cấp protein cho cơ thể. Đạm thực vật chủ yếu đến từ đậu phụ (làm từ đậu nành) và một số hạt ngũ cốc.
  • Nhóm dầu mỡ: Nhóm này tuy chỉ cần một lượng nhỏ trong khẩu phần ăn hàng ngày nhưng lại có vai trò quan trọng. Nó là dung môi để hòa tan các vitamin tan trong dầu như A, D, E, K. Nguồn chất béo có thể đến từ mỡ động vật, dầu thực vật, nên sử dụng chất béo lành mạnh là các chất béo không no (dầu ăn có nguồn gốc thực vật). Ngoài ra, một số loại hoa quả cũng giàu chất béo như bơ, các loại hạt…
  • Nhóm đường muối

Nguồn: Dược thư

Tài liệu tham khảo:

  1. ^ Tác giả: Chuyên gia của Nutrition Australia. A brief history of the Pyramid, Nutrition Australia. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2021.
  2. ^ Tháp Dinh dưỡng hợp lý cho người trưởng thành (giai đoạn 2016 – 2020) – Mức tiêu thụ trung bình cho một người trong một ngày, Viện dinh dưỡng Trung ương. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2021.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *